Thơ của đại sư Hám Sơn - Ngẫu Thư viết
logo

"Chịu thiệt một chút vốn không ngại

Nhường nhịn ba phân cũng chẳng sao

Nắng xuân mới thấy dương liễu biếc

Gió thu lại gặp hoa cúc vàng."

Đại Sư Hám Sơn

Hám Sơn (1546-1623) là một đại sư Phật giáo trong Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Ông được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng" đời nhà Minh (Trung Hoa) (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Đạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ.

Sau khi nhập diệt, sư đã để lại nhục thân không bị hư thối. Nhục thân của sư được đặt tại Tào Khê cùng với nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Đại sư Hám Sơn (hay còn gọi là Hám Sơn Đức Thanh) tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ông đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu ông thoát chết thì sẽ cho ông được xuất gia. Quả nhiên bệnh thuyên giảm. Thuở thơ ấu sư rất thường tư lự về nguyên do của vòng sinh tử. Trong toàn bộ cuộc đời sư có khỏe không được mạnh và thường bị các mụt nhọt lớn hành hạ thân xác.

Năm 11 tuổi, ông thuyết phục được người cha vốn không muốn cho con mình đi tu cho phép làm một sa di tại chùa Báo Ân nhưng vẫn chưa được chính thức xuất gia vì có sự ngăn trở của gia đình cho đến khi 19 tuổi mới được xuống tóc.

Năm 1571 sư bắt đầu hành cước vân du truyền giảng đạo pháp ở nhiều nơi.

 

Bài viết liên quan