SẢN PHẨM MỚI

Bốn mùa trong ấm ngoài êm

Bốn mùa trong ấm ngoài êm

Liên hệ: 0976358357
Pháp Lục Hòa

Pháp Lục Hòa

Liên hệ: 0976358357
An

An

Liên hệ: 0976358357
Ngộ: bùn sen

Ngộ: bùn sen

Liên hệ: 0976358357
Thư pháp Uống trà đi

Thư pháp Uống trà đi

Liên hệ: 0976358357

Thư pháp Ngẫu Thư

5 stars - based on 1 reviews
  • Mã: Ngộ Bồ Đề 70.200cm
  • Tình trạng: Còn hàng
Còn hàng
  • Liên hệ: 0976358357

  • Thân là cây bồ đề
    Tâm là đài gương sáng
    Thời thời phải lau chùi
    Chớ để cho bụi bám.
     
    NGỘ
     
    Bồ đề vốn không cây
    Gương sáng cũng chẳng đài
    Xưa nay không một vật
    Nào chỗ bám trần ai
    Thấy có bài viết rằng, những người tôn vinh bài sau là để hạ bệ tinh thần bài trước của cụ Thần Tú. Nhưng bản thân tôi cho rằng, bài trước là tiền đề của bài sau. Cả hai bài đều rất tuyệt vời
    Sống trong đời, thường ngày nên tập theo bài 1.
    Định hướng tinh thần nên hiểu bài 2.



Bài kệ Thần tú và lục tổ Huệ Năng
(Trích THẦN HỘI NGỮ LỤC)
 
 
Đời Đường, sách vở Thiền tông do “Đường” Thần Hội soạn, gom lại thành một quyển.
Sau khi Lục tổ Huệ Năng tịch mười chín năm, nhằm niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười tám, Thần Hội lên phương Bắc kinh đô Lạc Dương, mở đầu tuyên dương Nam tông Huệ Năng là Thiền tông chánh thống. Ngài cùng với Bắc tông đương thời là Sùng Viễn, biện luận triển khai tà chánh, đúng sai của Thiền tông Nam Bắc, hết sức công kích Bắc tông chẳng phải Thiền tông chánh thống.
GIẢNG:
Gọi Đường Thần Hội vì ngài Thần Hội sống trong đời Đường ở Trung Quốc. Khai Nguyên năm thứ mười tám là năm 732 Dương lịch, chỗ khác nói năm thứ tám. Tôi cũng ghi lại đầy đủ cho người sau có điều kiện nghiên cứu, tham khảo chính xác hơn.
Đoạn này rất quan trọng. Lục tổ Huệ Năng sau khi được y bát của Ngũ Tổ, Ngài đi về phương Nam. Trong hội Huỳnh Mai, có ngài Thần Tú là Giáo thọ sư, sau khi Ngũ Tổ tịch, Ngài về phương Bắc truyền bá nên gọi là Bắc tông. Bắc tông với Nam tông ở đây căn cứ vào sự truyền thiền của hai Ngài đặt, chớ không phải Bắc tông, Nam tông như ở Việt Nam chúng ta.
Đệ tử của Tổ Huệ Năng là ngài Thần Hội, đệ tử của Đại sư Thần Tú là ngài Sùng Viễn. Hai hệ khác nhau, các đệ tử tranh luận cho ra lẽ bên nào là Thiền tông chánh thống, nên chúng ta thường nghe nói Nam Năng, Bắc Tú. Ngài Thần Tú có làm bốn câu kệ:
 
Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.
 
Dịch:
 
Thân như cây bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Thời thời phải lai chùi
Chớ để cho bụi bám.
 
Ngài nói thân như cây bồ-đề, tâm như đài gương sáng. Trong ví dụ này có cây bồ-đề, có đài, có gương sáng tức là có hai. Luôn luôn phải lau chùi, chớ để dính bụi nhơ. Gương và bụi, phải chùi bụi cho gương sáng. Như vậy là còn đối đãi.
Lục Tổ làm một bài kệ ngược lại:
Bồ-đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?
 
Dịch:
 
Bồ-đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào bám trần ai.
 
 
Bồ-đề vốn không phải là cây, gương sáng cũng chẳng do nơi đài, đó là phá hết hai bên. Xưa nay không một vật, chỗ ấy xưa nay không có một vật, tại sao phải lau bụi bặm?
Chúng ta thấy rõ bài kệ của Lục Tổ phủi sạch hết, trong khi bài kệ của ngài Thần Tú còn đối đãi, còn đối đãi là còn hai, còn pháp tức còn bệnh. Do đối đãi nên thấy có bệnh thật, có thuốc thật để trị bệnh. Điều này không phải là sai với giáo lý Phật dạy, nhưng còn nằm trong đối đãi, chưa phải cứu kính. Cho nên hai tông khác nhau ở điểm đó.
Lục Tổ thấy thân không thật, tâm không thật nên nói “Bồ-đề bổn vô thọ”, tức Bồ-đề không có cây, thân này không phải là gốc của Bồ-đề. “Minh cảnh diệc phi đài”, gương sáng thì tự nó sáng, không phải đợi có đài mới sáng, đây là phá chấp hai. Bởi không còn hai mới nhận ra được cái xưa nay không một vật.
Như tôi đã nói cái hay biết của mình tức là tâm. Cái biết đó không tướng mạo, không nhiễm nhơ. Thấy nghe mà dấy niệm phân biệt, mới có thương ghét. Thấy nghe mà không có niệm phân biệt, tất cả đều qua tai qua mắt rồi mất, không tạo nghiệp thương ghét. Còn niệm thì còn dính mắc, không có niệm nào hết thì dính mắc vào đâu? Đã không dính mắc thì chùi làm gì, nên Tổ nói gương tự sáng khỏi phải lau bụi.
 
Một bên còn thấy có pháp có bệnh, nên có thuốc để trị bệnh. Như nói pháp Lục độ: Bố thí trị san tham, Trì giới trị phá giới, Nhẫn nhục trị sân nhuế v.v… Tuy là pháp Đại thừa, nhưng vẫn còn có pháp để đối trị. Còn thấy hai bên nên gọi là tu tiệm, tức gỡ từ từ. Thấy thân thật, tâm phải quấy thật, người ta chửi nhịn không nổi đâu, cho nên tu rất cay đắng. Bây giờ thấy thân tâm đều không thật, lời chửi như gió bay thì có gì phải nhẫn? Đốn giáo nằm ở chỗ đó. Khi phá được mê lầm rồi, chúng ta vượt qua mọi thứ hết sức dễ dàng. Còn một chút lầm, dù tu nghiệp thiện, nhưng khó bỏ được cố chấp thì cũng không thể giải thoát.
 
Tu gỡ từng phần, từng phần gọi là Tiệm giáo. Còn thấy một lần xong hết, gọi là Đốn giáo. Nghĩa là thấy rõ thân này không thật, tâm này không thật, nhưng có một cái thật luôn hiện tiền. Nhờ thấy vậy nên bỏ cái không thật, sống với cái thật sẵn có nơi mình, đơn giản gần gũi làm sao! Như vậy mới thấy chúng ta ngu mê, bội bạc vô cùng. Chính cái thật của mình lại phủi bỏ, không thèm nhớ. Nhớ chuyện tào lao ở đâu, đem vô rồi phân chia khôn dại với nhau, sanh ra cãi vã đủ thứ phiền não. Cả đời sống trong điên đảo không bao giờ an ổn được.
Người thấy rõ thân, tâm vọng tưởng không thật thì bỏ rất dễ, như trở bàn tay không có gì khó hết. Bởi vậy có câu “hồi đầu thị ngạn”, xoay đầu là bờ. Chuyển mê liền thành giác liền, chớ có gì đâu. Như ban đêm trong nhà mở đèn sáng, có người đứng ngay cửa, nếu ngó ra ngoài thì thấy tối, còn xoay nhìn trở lại thì thấy sáng, có khó khăn gì. Chỉ một cái xoay lưng, quay đầu liền là bờ giác, có xa đâu. Thế nhưng không biết tại sao chúng ta lại không chịu chuyển? Khóc lên khóc xuống nhưng không chuyển, cứ thế mà khổ đến vô cùng.
Thiền chánh thống của ngài Thần Hội là chỉ thẳng, xoay lại là chân, không cần đối trị nên gọi là đốn. Pháp tu còn đối trị của ngài Thần Tú gọi là tiệm.

Viết đánh giá

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
    Xấu           Tốt

Sản phẩm liên quan