TỔNG QUAN THƯ PHÁP VIỆT: LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH”
Thư pháp Á Đông có được dẫn mạch từ thư pháp Trung Hoa với bút lông, mực nho, giấy xuyến và Hán tự. Nền văn hóa ấy dần dà được phổ biến và tiếp nhận, phát triển thành những mạch riêng phù hợp với môi trường bản địa ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Thư pháp đã trở thành một nhu cầu tinh thần quan trọng trong đời sống hiện đại. Thư pháp được sáng tác bằng chữ Hán, Nôm, và chữ Quốc Ngữ - Latinh hiện đại.
Thư pháp và các lớp học thư pháp mang đến cho mọi người rất nhiều giá trị. Với mỗi người lại tiếp cận và đón nhận thư pháp ở những góc độ riêng:
- Hiểu biểu về thư pháp hiện đại
- Trải nghiệm ngôn ngữ dưới dạng thức một tác phẩm trưng bày (khác với hát, ngâm đọc thơ, kể chuyện)
- Thời gian tĩnh tại, lắng lại những náo nhiệt lao xao nơi tâm thức
- Thể hiện những ấp ủ trong lòng
Lớp thư pháp của Lưu Đức Thư đường được gây dựng và phát triển theo định hướng trên, giúp lưu lại những giá trị tốt đẹp của con chữ.
Lớp thư pháp được hướng dẫn trực tiếp thầy Ngẫu Thư và những đệ tử chân truyền tổ chức. Chương trình tiếp nối các giá trị truyền thống và thể hiện bằng chữ Việt - Latinh với nhiều hình thức từ Chân phương - Linh hoạt - đến khoáng đạt bay bổng.
Các lớp thư pháp cơ bản, tập trung vào nền tảng thư pháp Việt theo trường phái Ngẫu Thư. Gây dựng từ nền tảng với:
- Tư thế (ngồi, quỳ, đứng, lưng, vai, đầu, mắt, tay, cách cầm bút, lấy mực, phong thái)
- Tâm thế (sự tập trung, phát hiện vẻ đẹp chữ, gửi tâm hồn tình cảm vào chữ)
- Vẻ đẹp của đường
- Vẻ đẹp của nét
- Sự hài hòa giữa đường và nét
- Cách thực hiện bút lông với chữ cái latinh
- Nguyên lý tạo hình
- Bố cục
- Đề lạc khoản
- Đóng ấn chương
- Hiểu sơ lược về công tác xử lý hậu kỳ để tôn lên vẻ đẹp của giấy mực
Hiển thị 1 đến 9 trong 9 (1 Trang)