Cảm thụ tác phẩm
logo

Trước cần khẳng định, không có một công thức nào cho việc học cảm thụ một tác phẩm cả.

Trong nhiếp ảnh, thì đó là đọc ảnh. Người xem sẽ đọc bố cục, ánh sáng, màu sắc, chủ thể, bối cảnh…dựa trên 1 số nguyên lý và kinh nghiệm sống của bản thân.

Trong văn học, thì đó là các thao tác phân tích, so sánh, liên hệ, liên tưởng…

Trong hội họa đó là việc phân tích, cảm nhận đường nét, màu sắc, khối, mảng, chất liệu, chủ đề…

Trong âm nhạc, thì đó là giai điệu, tiết tấu, âm hưởng, ca từ…

 

Các môn nghệ thuật đều có những ngôn ngữ riêng và mỹ học chung. Vì vậy, người xem có thể liên hệ giữa các bộ môn để có cái nhìn so sánh, liên tưởng.

Cũng vì vậy, mà người yêu nghệ thuật thường “tham”, môn nào cũng thích.

Tôi thường khuyên Người Yêu Chữ, là nên kiềm chế cái “tham” đó, để hoàn thành một môn ở một mức độ nền tảng cơ bản, vững chắc, như một dự án nghiên cứu rồi hãy chuyển sang môn khác. Hoặc xem các môn khác như là sự bổ trợ về mặt thẩm mỹ, nguyên liệu. 

Đối với tác phẩm thư pháp, vừa có hình, vừa có ngữ nghĩa. Nên việc cảm nhận tác phẩm thư pháp, không đơn thuần là đọc chữ.

Chúng ta có thể tùy biến, nhưng tựu chung, xin có một vài gợi ý sau:

  • Đọc chữ: Ta đọc xem tác phẩm ấy viết nội dung gì.Tác phẩm thư pháp cũng như một ấn phẩm truyền thông. Nội dung ấy được truyền đạt, trước hết bằng chính ý nghĩa nội tại của ngôn từ. Chỉ xét riêng mặt này, thì mỗi người đọc, cũng có những cảm nhận riêng rồi.
  • Ngắm hình: Tiếp đến, nội dung ấy được khoác lên hình hài gì? Ví dụ, phong cách chữ sư ông Nhất Hạnh. Tôi đã có một bài phân tích riêng.

Chi tiết hơn, chúng ta hãy quan tâm đến:

+ Tác giả, phong cách sống, chủ đề quan tâm, nhân sinh quan, vũ trụ quan, phong cách sáng tác, hoàn cảnh sáng tác.

+ Chất liệu: Giấy, mực, màu, khung…

+ Đường nét: Cứng, mềm, phóng khoáng, chỉn chu…

+ Màu sắc: Có nhiều tác phẩm sử dụng các màu của họa sĩ như đỏ, hồng, xanh, vàng…Nhưng cũng có tác giả chỉ ưa sử dụng màu mực đen. Riêng với màu đen, người nghệ sĩ có thể phân làm 5 sắc độ khác nhau.

+ Bố cục: cụm, khối, dàn trải, khoảng trống, khoảng chặt.

+ Cách thức: Màu nền, màu giấy/ lụa bo viền, màu khung, kiểu khung, cách treo, không gian treo.

Tất cả những ý trên không tách bạch, mà quyện hòa, hỗ trợ cho nhau. Ý – Hình tương tác.

Có những tác phẩm thuộc phong cách trừu tượng, việc đọc chữ không còn quan trọng, chữ chỉ còn là phương tiện dáng hình để người nghệ sĩ biểu đạt những tư tưởng của mình. Xem nhóm này khó như xem tranh trừu tượng.

Khi một tác phẩm được thai nghén, hay xuất thần sáng tác, tác giả không nghĩ hết đường hết ý, rành rọt nhưng khi chúng ta viết bài bình. Đó là chuyện đương nhiên. Sáng tác và phê bình có nhiệm vụ riêng. Phê bình cũng dựa trên những đặc điểm của môn và nội tại của tác phẩm, từ đó mà phê và bình, mà chỉ cái khuyết, nâng tầm cái hay.

Thư pháp cũng vậy, nhiều lúc tôi viết mà chẳng nghĩ gì, vì tôi đã ngẫm trước đó rồi, hoặc khi gặp một ý hay, tự nhiên thích mà viết thôi!

Tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, khi tác phẩm ra trước công chúng, thì tự nó có đời sống riêng, có thêm những góc nhìn của người khác.

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng