Nghệ thuật thư pháp, thư họa cần thêm một công đoạn để tác phẩm trở nên hoàn thiện, ấy là chuyện bồi giấy cho tác phẩm dày thêm, bền bỉ cùng năm tháng. Những con chữ, nét họa trên nền giấy tuyên (giấy xuyến) dễ bị ngoại vật tác động khiến tác phẩm có thể hư hại, công đoạn bồi giấy nhằm làm bền chắc để tác phẩm được bảo quản tốt hơn. Giấy xuyến, giấy dó...hay các loại giấy truyền thông nói chung, được sử dụng vẽ tranh thủy mặc, viết thư pháp tạo ra nhiều hiệu quả về chiều sâu khi các lớp mực - giấy hòa quyện.
Bồi:
- Là làm cho tác phẩm phẳng ra. Bởi khi viết, phần có nét mực (nước) và không có sẽ chênh nhau và co giấy.
- Là làm cho nền phía sau của tác phẩm dày dặn thêm
- Nhân đó mà làm các phần lụa xung quanh, màu sắc hài hòa, tỉ lệ thích hợp, trục để treo cuốn, hoặc để đóng khung
Dưới đây, giới thiệu hình ảnh các tác phẩm thư pháp Ngẫu Thư - Nguyễn Thanh Tùng trước và sau khi thực hiện hậu kỳ: Bồi
Cũng có một số cách chơi chủ đích giữ sự co giãn, gợn sóng của giấy một cách tự nhiên sau khi viết, đóng khung kính.
1. NHÌN XA - HIỂU THẤU - XEM NHẸ
Tác phẩm thô
Xác nhận lại kích thước
Ướm màu lụa
Hoàn thành
2. TÂM VÔ CHẤP GIỮA ĐẤT TRỜI/ VIÊN DUNG TRONG MỘT NỤ CƯỜI NHƯ NHIÊN
3. Vang câu yết đế trong lòng
Dòng kinh còn chảy bên dòng đục trong
Đạo đời hoà quyện thong dong