khoảng trống và tâm pháp
logo

Trong âm nhạc, những thanh âm là quan trọng, nhưng những khoảng lặng giữa các nốt nhạc là điều không thể thiếu.
Trong cuộc sống, bận rộn với công việc là quan trọng, nhưng những khoảng nghỉ là điều để cân bằng.
Trong thư pháp, đường nét là quan trọng, nhưng những khoảng trống giữa chúng lại góp phần làm nên thi vị.
Thư pháp không có khoảng trống, cuộc sống không có lúc nghỉ, bản nhạc không có nốt lặng...mọi thức cứ tưng tưng lên. Thật mệt mỏi!
Khoảng trống trong thư pháp, là khoảng cách giữa các nét, các chữ, các dòng; là khoảng trống giữa phần viết và phần không viết. Sắp xếp nhịp nghỉ, khoảng trống sao cho tài tình, ấy là cái tinh tế và khéo léo của người viết. Họ lúc ấy, như một kiến trúc sư đang thiết kế 1 không gian sống.


“Hoa tay thảo những nét,
Như phượng múa rồng bay.”
Câu thơ của Vũ Đình Liên vẫn khiến nhiều người lầm tưởng thư pháp chỉ có uốn lượn, bay bổng.
Không hẳn.
Sự đĩnh đạc, khỏe khoắn, chỉn chu cũng là những khía cạnh đẹp của chữ viết.
Lãng mạn bay bổng, hay nghiêm cẩn chỉn chu? Dụng công thể hiện kĩ thuật hay tung tẩy tự do?
Điều ấy do đâu quy định? Phải có quy định chứ! Pháp mà?


Không!
Quy định là pháp tạo ra hình tướng cụ thể
Vượt trên những kĩ thuật cụ thể ấy là pháp tâm
Vậy phải luyện theo cái nào?
Phải định thân, định tâm mà tập các kĩ thuật trước. Rồi lại quên đi những kĩ thuật ấy, vì nó đã ngấm đủ sâu rồi. Khi viết không chấp vào một kĩ pháp nào, tuỳ theo ngữ nghĩa, tình cảm, mà thi triển tâm pháp. Kĩ pháp lúc ấy chỉ là phương tiện.

 


Ví dụ như: Tâm vững chãi như núi, tâm thảnh thơi đương mây, tâm mềm mại như nước, tâm kiên định như chuông, tâm buông xả như kinh. Mỗi chữ tâm ấy đều có một tình riêng.
Thư pháp thường làm bạn với trà, hoa, trầm, và tĩnh lặng, vì nói thường ở với tao nhân
Ngày nay, thư pháp có thể năng động hơn, trẻ trung hơn, phóng khoáng, sáng tạo hơn, vì tao nhân thời đại mới cũng hiện đại rồi.
Thư pháp, có lẽ vì thế mà trở thành cái gạch nối giữa đời trước và đời này. Nó vừa ghi lại những lời cổ nhân, lại vừa cập nhật những giá trị của đương thời.
Nhớ lại năm nấy, bức chữ đầu tiên mình được nhận là của chú Bùi Hiến, rồi chiều chiều đi học về lại lê la góc phố Trương Định - Điện Biên Phủ cũng vợ chồng bác Hà, những ngày tháng luyện tập cùng cô Kim Ngân và thầy Quan Tồn Chí.


Bạn bè thường quyên góp giấy cũ cho để luyện. Thi thoảng ra quán nét đầu ngõ nghiền ngẫm trang các trang về thư pháp.
Rồi gặp gỡ quen biết anh Minh Hoàng, anh Phi Bảo, anh Mạc Vấn, em Nguyễn Nhỏ...
Anh Hoa Nghiêm, Đăng Học lúc ấy mình cũng chỉ biết, chứ không gần.
Thầy Lưu Đức Trung và clb Haiku Việt không chỉ là cái nôi cho mình hiểu về Haiku mà còn là sợi dây và ngọn gió đưa tư tưởng về chữ của mình nhích dần lên với gió mây.
Về Hà Nội, cũng quen biết người chơi chữ nhiều hơn. Cũng thật may là được các bác, chú, thầy chỉ hướng. Vẫn nhớ mãi những buổi luận cùng thầy Chu Văn Sơn, chú Cao Ngọc Thắng, ông Đinh Nhật Hạnh.
Cứ vậy mà đi! Thành nghề và nghiệp!

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng