Chữ Nhất trong thư pháp
logo
Việc luyện chữ có thể bằng nhiều cách, nhất là trong thời buổi hiện đại, vấn vương với công việc, hối hả những chuyến đi. Tất nhiên không thể không có công phu lâm tập với bút nghiên giấy mực. Nhưng có những cách thức khác bổ trợ đáng để ứng dụng. Có duyên sẽ chia sẻ riêng.

Mấy ngày ẩn cư nơi chung cư D6, quẩn quanh với bút mực giả nợ NYC. Có lúc nhàn tản, có lúc mất hứng, gác bút ghé xuống Bạch Hạc xin cốc trà. Ngồi bên bàn gỗ, nghe chim hót, ngắm lá xanh non. Lại nhớ câu chuyện cũ:

Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình kỳ vĩ nhất từng được con người xây dựng với chiều dài ước tính khoảng 21.196km.

Trường Thành, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Trong đó nổi tiếng có Sơn Hải Quan - cánh cổng mở ra triều đại nhà Thanh
 


Sơn Hải Quan là cửa ải cực Đông của Vạn Lý Trường Thành, nằm ở vị trí ở phía Nam Yên Sơn và phía Bắc Bột Hải thuộc quận Sơn Hải Quan, Hà Bắc ngày nay.

Câu chuyện dưới đây là một tích khá thú vị liên quan đến chữ “Nhất” trong bức hoành phi “Thiên hạ đệ nhất quan” treo ở cổng phía Đông cửa ải.
Bức hoành phi dài 5,9 mét, rộng 1,6 mét, trong đó chiều cao của chữ là 1,45 mét, rộng 1,09 mét do Tiêu Hiển - nhà thư pháp nổi tiếng của nhà Minh viết, nhưng dưới bức hoành phi lại không đề tên ông.

Truyền thuyết kể rằng khi viết bức hoành phi này, Tiêu Hiển đã viết một mạch là xong, nhưng khi ngắm lại ông không hài lòng với chữ “Nhất”, tuy viết lại nhiều lần nhưng vẫn không như ý.
Ông quẳng bút và vào quán rượu dưới chân núi vừa uống rượu vừa nghiền ngẫm.

Ngay lúc đó, một người hầu trong quán quen tay vạch một đường trên bàn, để lại vệt nước. Tiêu Hiển trông thấy vệt nước liền đứng dậy khen không ngớt “tuyệt quá”.

Thì ra vệt nước đã vẽ nên chữ “Nhất” kỳ diệu. Tiêu Hiển liền viết chữ nhất này lên bức hoành phi và trở thành bức hoành phi thiên cổ.

Vì lí do trên, Tiêu Hiển đã không ghi tên vào chỗ lạc khoản, khiến bức hoành phi này là một trong số rất ít bức hoành phi không có lạc khoản.

Dù lạc khoản là thành tố không thể thiếu trong tác phẩm thư pháp - là phần trên bức thư pháp để ghi tên, tên hiệu, ngày tháng, lời giải thích, thơ văn... đồng thời có đóng ấn chương.
 
Đường dẫn dưới đây giới thiệu khoảng 120 chữ Nhất của các nhà thư pháp nổi tiếng, mời bạn cùng thưởng ngoạn:
 
Ngẫu Thư trân trọng!
 
 
 
 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng