Một vài chia sẻ về sự kiên trì trong việc học thư pháp
logo

Khi mới tập viết với bút lông, chúng ta sẽ cảm thấy rất khó điều khiển cây bút, các sợi lông bút để ra được đường nét như ý của mình hình dung.

Ngược dòng thời gian trở lại với lịch sử thư pháp, nói đến sự thành công không thể không nhắc đến những câu chuyện về sự khổ luyện của người viết chữ

Cổ nhân có câu: «Học thư vô nhật bất lâm trì.» (Học thư pháp chẳng ngày nào mà không «vào ao»). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi đời Đông Hán (Trung Hoa) mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực. Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó.

Thời của Trương Chi, giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vải lụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục. Giới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng các đại thư gia thường phải mất vài chục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi (đời Hán) nên Vương Hi Chi (đời Tấn) đã bỏ ra 15 năm luyện chữ, bắt đầu từ chữ vĩnh 永 (mãi mãi). Chữ vĩnh bao quát tám nét cơ bản của chữ Hán (gọi là vĩnh tự bát pháp) và là bài tập nền tảng cho người mới học thư pháp.

Nhưng vĩnh tự bát pháp chính thức được nghiên cứu có qui củ kể từ nhà sư Thích Trí Vĩnh (tục gọi Vĩnh thiền sư) đời Tuỳ. Vị cháu bảy đời này của Vương Hi Chi cũng là một tấm gương khổ luyện thư pháp. Ông tu ở chùa Vĩnh Hân, huyện Ngô Hưng. Ông lên lầu chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm khổ luyện thư pháp. Bút cùn vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửa bị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại.

 Nhà sư Hoài Tố đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trên lá chuối mà thành danh thảo thánh.

Vương Hiến Chi thuở nhỏ luyện chữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh. Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánh nhị Vương. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiên tập từ đời Tấn đến nay.

Bản thân tôi cũng đã cố gắng rất nhiều, vượt qua từng ngưỡng nhỏ. Giờ đây cũng có thể làm bạn với cây bút mà tung tẩy thể hiện tâm ý của mình.

Khi dụng bút viết, cũng như khi chúng ta cầm dao sắc gọt hoa quả vậy, nếu không quen làm sẽ rất gượng gạo, lung túng. Phải cẩn trọng từng chút một. Nhưng nếu làm thường xuyên thì sẽ gọt được nhanh hơn, đẹp hơn.

Sự tập trung tinh thần rất quan trọng chỉ xao nhãng một chút là nét bút đã không đẹp, cũng như dao gọt có thể cứa đứt tay.

Một vài chia sẻ với các bạn đang trong quá trình luyện tập:

  1. Dành thời gian luyện tập, dù ít nhưng thường xuyên.
  2. Trong khi tập viết, cố gắng dành toàn bộ tâm trí, quan sát cảm xúc của bản thân
  3. Không tập trung không viết được, nhưng viết cũng là để rèn luyện sự tập trung. Hãy viết một cách thư giãn và nghiêm túc.
  4. Cuối giờ học, hồi tưởng lại những cảm xúc tốt, đặt ra câu hỏi.
  5. Buổi nào không luyện tập, hãy ngắm một vài bức chữ của thầy, hoặc của các tác giả mà mình yêu thích.
  6. Bám sát và học tốt từng phần trong lộ trình của giáo viên.

Vượt qua từng nấc thang nhỏ, bạn sẽ thấy có được niềm an lạc từ bên trong khi tự mình viết chữ, khi viết được những ý mà mình mong muốn truyền tải. 

Chúc bạn an vui!

Lớp học thư pháp Ngẫu Thư trân trọng!

 

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng