Lưu Đức Thư Đường
logo

Hai bài thơ của hai tác giả, hai thiền sư ở hai đất nước khác nhau. Thiền sư Mãn Giác (Thời Lý Việt Nam), Ni sư Vô Tận (Thời Đường, Trung Quốc). Hình tượng hoa mai, biểu tượng của mùa xuân, của tấc lòng thanh bạch, cũng là hình ảnh để biểu đạt tâm giác ngộ

Trà đêm, đọc được bài THƠ NGỘ ĐẠO của Ni Sư Vô Tận Tạng liền chép lại cùng bài CÁO TẬT THỊ CHÚNG của Mãn Giác Thiền Sư
Cả 2 bài đều mượn ý xuân, hoa mai để tả vị thiền, tâm ngộ.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.

(Cáo tật thi chúng - Mãn Giác Thiền Sư.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)

 

Suốt buổi tìm Xuân Xuân chẳng thấy
Giày gai dẫm nát đỉnh mây trời
Quay về chợt ngửi hương mai ngát
Xuân ở đầu cành đã thắm tươi.

(Ngộ đạo thi - Ni sư Vô Tận.

Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền dịch)

 

Tác phẩm thư pháp do Ngẫu Thư sáng tác trên giấy dó 60.80cm. Mời bạn cùng đọc và ngắm:

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Tái cấu trúc/ Tái sinh – Khi chữ sống một đời khác

Tái cấu trúc/ Tái sinh – Khi chữ sống một đời khác

Lặng lẽ, một đời chữ... Với tôi, có những
Nhân sinh là một bình thiền trà

Nhân sinh là một bình thiền trà

Trà có đậm nhạt, có nóng lạnh, cũng có buồn
Thư pháp Ngộ đạo thi - Cáo tật thị chúng

Thư pháp Ngộ đạo thi - Cáo tật thị chúng

Hai bài thơ của hai tác giả, hai thiền sư ở