Triển lãm tại viên Goethe Thơ Heinrich Heine trong nghệ thuật thư pháp Ngẫu Thư
logo

BẢY BỨC THƯ PHÁP ĐƯỢC LỰA CHỌN CHO CUỘC GẶP GỠ CỦA LỜI THƠ ĐỨC VỚI NGHỆ THUẬT VIỆT – MỘT CUỘC HỘI NGỘ CỦA HEINRICH HEINE TỪ THẾ KỈ 18 VÀ NGẪU THƯ CỦA THẾ KỈ 21.
27.08. - 02.09.2019. HÀNG NGÀY 9H - 19H VIỆN GOETHE HÀ NỘI
KHAI MẠC TRIỂN LÃM | 26.8.2019, 18H


Những khúc nhạc ngắn (Intermezzo) của Heinrich Heine do Chu Thu Phương dịch là nguồn cảm hứng cho Ngẫu Thư, người từ lâu đã gắn liền các sáng tác của mình với những tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ. Nghệ sỹ thư pháp lựa chọn bảy bài từ tuyển tập thơ Heine rồi thổi hồn vào những vần thơ đó. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất ẩn dụ trong thơ Heine bay bổng trong nét thư pháp của Ngẫu Thư, để rồi trải dài trên giấy những nốt thăng xúc cảm.

Tình yêu - đề tài muôn thuở ấy cùng những niềm vui và nỗi buồn chất chứa trong đó là trải nghiệm không thể thiếu và khiến cuộc đời trở nên đáng sống – Sự giao thoa giữa hai trạng thái tương phản này xuất hiện trong các bài thơ của Heine từ năm 1822 đến 1823. Đến năm 2019, Ngẫu Thư vinh danh những sáng tác này trong các tác phẩm thư pháp của mình.

Việc sử dụng các loại giấy truyền thống như „Dó“ và „Xuyến“, kết hợp với mực Tàu và nét vẽ đặc biệt, cùng các biến thể nhịp điệu và ngắt câu thông qua góc nhìn cá nhân của Ngẫu Thư vừa làm giàu, vừa tôn thêm ý thơ của Heine. Các bức thư pháp là kết quả của sự tổng hợp mật độ văn hóa lớn: trong đó, Ngẫu Thư cống hiến hết mình cho một trong những nhà thơ quan trọng nhất của Đức và cho cả hình thức nghệ thuật thủ công lâu đời của Việt Nam.

Ngẫu Thư là nghệ danh của Nguyễn Thanh Tùng. Anh sống tại Hà Nội và say mê thư pháp từ thời niên thiếu. Ngẫu Thư học thư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006. Anh tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Niềm đam mê, sự trân trọng với văn hóa truyền thống đã thôi thúc Ngẫu Thư nghiêm cứu thư pháp để ứng dụng và bảo tồn nó trong cuộc sống hàng ngày, biến các giá trị tinh thần cổ xưa của tổ tiên thành hình thức nghệ thuật đương đại

Bài số 10

Đóa hoa sen sợ hãi

Trước rực rỡ ánh dương

Cúi đầu nàng e lệ

Mơ màng chờ đêm buông.

 

Vầng trăng, người tình nàng,

Ánh vàng nâng nàng dậy,

Nàng hé lộ cùng chàng

Gương mặt hoa tinh khiết.

 

Nàng nở, tỏa, rạng ngời,

Lặng ngước lên cao vợi;

Tỏa hương, khóc, run rẩy

Vì yêu và thương đau.

Bài thơ số 19 *trích khổ cuối*

Vô hình là nỗi đau, quanh quẩn làn môi,

Che dấu là dòng lệ, phủ mờ ánh mắt,

Vồng ngực kiêu hãnh mang vết thương bí mật

Tình yêu ơi, hai ta cùng khổ đau

Bài thơ số 41 *trích câu đầu tiên*

Ta từng mơ về một nàng công chúa

 

Bài thơ số 44

Tôi đã yêu em và hãy còn yêu em

Cả nếu như thế gian này đổ sụp,

Thì trỗi dậy từ trong đám hoang tàn

Vẫn sẽ đây lửa tình tôi cháy rực.

 

 

Bài thơ số 49

Nếu hai người chia tay nhau,

Họ sẽ đưa tay ra bắt,

Rồi hai bên lệ sẽ rơi,

Và tiếng thở dài không dứt.

Hai ta đã không hề khóc,

Cũng chẳng não nuột thở dài!

Bởi thở dài và nước mắt

Đến chậm sau buổi chia tay.

 

 

Bài số 55

Anh đã khóc giữa cơn mơ

Anh mơ, em nằm dưới mộ.

Anh tỉnh giấc, mà nước mắt

Trên má anh còn nhỏ.

 

Anh đã khóc giữa cơn mơ,

Anh mơ, em bỏ anh rồi.

Anh tỉnh giấc, và anh vẫn khóc

Cay đắng suốt một hồi.

 

Anh đã khóc giữa cơn mơ,

Anh mơ, em vẫn thương anh.

Anh tỉnh giấc, thế mà vẫn mãi

Sóng lệ đổ tràn quanh.

 

Bài thơ số 44

Tôi đã yêu em và hãy còn yêu em

Cả nếu như thế gian này đổ sụp,

Thì trỗi dậy từ trong đám hoang tàn

Vẫn sẽ đây lửa tình tôi cháy rực.

 

Phó giám đốc viện Goethe cùng Ngẫu Thư phát biểu khai mạc

 

Ngẫu Thư giới thiệu ý tưởng trong các bức thư pháp

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tâm tới thăm và chia sẻ

 

Du sĩ Tâm Nhiên ghé chơi

 

Nghệ sĩ Duy Lộc, người bồi các tác phẩm

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không gian thầy đồ - Văn Miếu Quốc Tử Giám

TỪ MÁI TRANH LÀNG CŨ ĐẾN GÁC KHUÊ VĂN GẶP
Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Thư pháp từ những niềm vui nhỏ - Thùy Lân

Trước khi đến với lớp học thư pháp, em từng